BỊ TIỂU ĐƯỜNG CÓ GÂY MẤT NGỦ KHÔNG? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN?

Mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và giấc ngủ

Bệnh tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mãn tính, xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin không còn tác dụng để điều tiết glucose trong máu, dẫn đến tăng đường huyết. Có hai loại tiểu đường phổ biến là tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.

Khi đường huyết tăng sẽ gây ra các triệu chứng ngắn hạn như: cảm giác khát nước, đói và đi tiểu nhiều, mệt mỏi,… điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân tiểu đường thường gặp các vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ quá nhiều. Các chuyên gia cũng lưu ý rằng thiếu ngủ đối với người bệnh tiểu đường sẽ nguy hiểm hơn người bình thường, nhưng vẫn có thể kiểm soát được.

Tiểu đêm nhiều lần là do đâu? Phải làm sao để cải thiện hiệu quả?

Bệnh nhân tiểu đường thường khó ngủ về đêm

Các vấn đề về giấc ngủ ở người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường có chất lượng giấc ngủ kém hơn người khỏe mạnh. Dưới đây là những vấn đề về giấc ngủ người bị tiểu đường thường gặp phải:

Chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất ở bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Tình trạng ngưng thở khi ngủ xảy ra khiến cho mức oxy trong máu giảm, dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và tim mạch.

Ngoài ra, một số người bị tiểu đường có thể bị rối loạn hô hấp khi ngủ, bao gồm cả việc hô hấp không đều hoặc ngưng thở tạm thời trong quá trình ngủ. Điều này có thể cản trở giấc ngủ, ngủ không đủ sâu, dẫn đến mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.

Hội chứng chân bồn chồn

Hội chứng chân bồn chồn hay còn gọi hội chứng chân không yên là một rối loạn cảm giác vận động, có thể gây cản trở giấc ngủ. Khi mắc hội chứng này, chân của người bệnh bị kích thích và có xu hướng liên tục muốn di chuyển. Thường xuyên di chuyển chân, thay đổi tư thế trong trường hợp này khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ hoặc không thể có giấc ngủ sâu và ngon.

Tình trạng thiếu ngủ

Tình trạng thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất insulin trong cơ thể. Khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ giảm đáng kể khả năng sử dụng insulin để điều tiết đường huyết. Điều này khiến mức đường trong máu tăng cao, gây ra hiện tượng kháng insulin. Kháng insulin là tình trạng mà cơ thể không thể sử dụng insulin để chuyển đổi glucose thành năng lượng, dẫn đến tăng mức đường huyết trong máu.

Người thiếu ngủ thường có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ trong ngày, điều này dẫn đến việc tìm cách làm giảm cảm giác mệt mỏi như tiêu thụ nhiều thức ăn, đặc biệt là các loại thức ăn có hàm lượng đường và carbohydrate cao. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều đường và carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng cân, từ đó làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

Khó ngủ do lượng đường trong máu cao

Người bị bệnh tiểu đường thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc duy trì mức đường huyết ổn định. Đường huyết cao có thể gây ra cảm giác không thoải mái, bất an hoặc cáu kỉnh, thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm. Điều này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Tình trạng này không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể.

Hạ đường huyết trong khi ngủ

Không chỉ đường huyết cao mà đường huyết thấp cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ ở người bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu thấp khi ngủ có thể dẫn đến tình trạng khó thức dậy vào buổi sáng và xuất hiện triệu chứng mệt mỏi suốt cả ngày. Một dấu hiệu dễ nhận biết nhất của việc đường huyết thấp khi ngủ là đổ mồ hôi nhiều sau khi thức dậy. Trong một số trường hợp, vấn đề này có thể không được phát hiện cho đến khi người bệnh đi khám bác sĩ.

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Lượng đường huyết cao hay thấp đều ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh

Vậy tiểu đường có gây mất ngủ không?

Để hiểu rõ hơn về tình trạng tiểu đường gây mất ngủ, chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế của vấn đề này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa tiểu đường và tình trạng mất ngủ hoặc khó ngủ. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Lượng đường cao trong máu: Khi mắc bệnh tiểu đường, chỉ số glucose trong máu sẽ cao hơn bình thường. Điều này có thể làm tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm, khiến bạn phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh, từ đó  gây gián đoạn giấc ngủ.
  • Khát nước: Khi cơ thể có quá nhiều đường glucose, nước sẽ bị lấy từ các tế bào, làm cho bạn có cảm giác khát nước và phải thức dậy thường xuyên vào ban đêm để uống nước.
  • Triệu chứng hạ đường huyết: Đối với những người điều chỉnh đường huyết không hiệu quả, có thể xảy ra tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Các triệu chứng như đổ mồ hôi, chóng mặt hay run rẩy có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Các tình trạng trên làm giảm chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi và căng thẳng trong ngày. Do đó, việc kiểm soát đường huyết và duy trì lối sống lành mạnh giữ vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng mất ngủ do tiểu đường gây ra. Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và có chỉ định điều trị phù hợp.

Làm thế nào để cải thiện mất ngủ ở người bị tiểu đường?

Để cải thiện tình trạng tiểu đường mất ngủ, bạn có thể tham khảo một số mẹo đơn giản sau đây:

  • Không suy nghĩ nhiều, tránh làm việc trí óc trước khi ngủ: Trước khi đi ngủ, không nên làm việc trí óc hay suy nghĩ quá nhiều về các vấn đề căng thẳng. Tạo điều kiện tâm lý thoải mái và thực hiện các hoạt động thư giãn sẽ giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
  • Tránh xa đồ uống có cồn: Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu, cà phê khi đi vào cơ thể có thể khiến hệ thần kinh hưng phấn, làm đầu óc tỉnh táo quá mức, từ đó gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc…  Do đó, bạn nên tránh các loại thức uống này trước khi đi ngủ để có giấc ngủ tốt hơn.
  • Sắp xếp đi ngủ đúng giờ mỗi ngày: Thiết lập một lịch trình ngủ cố định và tuân thủ hàng ngày. Điều này giúp cơ thể điều chỉnh và cải thiện chất lượng giấc ngủ tự nhiên.
  • Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng: Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, laptop có thể làm giảm sản xuất melatonin – hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ.
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng và ánh sáng phù hợp: Tạo điều kiện môi trường thoải mái trong phòng ngủ bằng cách điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng dễ chịu. Điều này giúp cơ thể dễ dàng thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
  • Nên tập thể dục thường xuyên để có giấc ngủ ngon: Tập thể dục giúp giảm stress và mệt mỏi, đồng thời cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên nhưng không nên tập quá sức trước khi đi ngủ.
  • Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe và cách để ngủ ngon mỗi đêm

Hãy tạo môi trường thật thoải mái cho giấc ngủ của bạn

Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt giúp cải thiện giấc ngủ. Theo các nhà khoa học Mỹ, nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng mất ngủ là sự tăng sinh quá mức của gốc tự do trong cơ thể. Khi các gốc tự do tấn công lên não bộ, làm tổn thương mạch máu, cản trở máu và oxy lưu thông lên não, dẫn đến tình trạng mất ngủ và khó ngủ. Vì vậy, để hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường gây mất ngủ, bạn nên cung cấp dưỡng chất chuyên biệt dành não bộ, giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do thay vì sử dụng thuốc ngủ.

 Đồng hành cùng với bạn trong từng giấc ngủ bộ sản phẩm sữa non Sữa non DIABETES + Sữa mát TADEKHA GLUCARE.  Sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, dược liệu sạch, đạt tiêu chuẩn GMP, FDA ISO220002018…
Với thành phần hơn 42 vitamin dưỡng chất + Hàm lượng dây thìa canh cao hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, giảm tê bì tay chân, hỗ trợ cải thiện mất ngủ, khó ngủ một cách an toàn, hiệu quả cao.

Chắc hẳn sau bài viết này bạn đã hiểu bệnh tiểu đường có gây mất ngủ không. Với người bệnh tiểu đường, mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng khác liên quan đến bệnh. Do đó, cải thiện chất lượng giấc ngủ và kiểm soát đường huyết là điều quan trọng phải thực hiện để duy trì sức khỏe tốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XNK GBLIFE GLOBAL :
🏡 Biệt thự BT5.17, Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
☎ Hotline : 1900-82-52
– Group Za.lo : bit.ly/3L26nkE
Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng
0