Cơ thể sẽ ra sao nếu không ổn định đường huyết?

Chỉ số đường huyết quá thấp hay quá cao đều gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Nếu đường huyết hạ dưới mức cho phép, có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong. Nếu đường huyết cao vượt mức, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tới tất cả các bộ phận khác.Vậy làm thế nào để giữ ổn định đường huyết. Cùng GBLife tìm hiểu nhé!

Cơ thể sẽ ra sao nếu không ổn định đường huyết?

Trong cơ thể người, glucose chính là nguồn năng lượng chính cho các tế bào, được cung cấp thông qua các loại thức ăn. Đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Carbohydrate sẽ được chuyển hóa thành glucose và hấp thụ vào máu. Lúc này, hệ thống nội tiết sẽ trực tiếp thông qua hoocmon insulin phát ra “tín hiệu” để kích thích các tế bào hấp thụ glucose. Quá trình này diễn ra giúp hạ thấp nồng độ glucose trong máu để đảm bảo các chỉ số đường huyết luôn ở mức ổn định, tạo điều kiện cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Tầm quan trọng của ổn định đường huyết

Giữ ổn định đường huyết sẽ ngăn ngừa và làm chậm tiến triển của bệnh đái tháo đường. Cũng như ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Đái Tháo Đường Mỹ, mức độ đường huyết an toàn là:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130 mg/dL (5,0 – 7,2 mmol/L).
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180 mg/dL (10 mmol/L).
  • Trước lúc đi ngủ: 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/L).
Mức độ ổn định đường huyết cần lưu ý
Mức độ ổn định đường huyết cần lưu ý

Nguyên nhân khiến đường huyết không ổn định

Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng các loại đồ uống có gas, chứa caffeine hoặc các thực phẩm có thành phần carbohydrate,….làm tăng đường huyết trong máu. Nên sử dụng các thực phẩm organic, loại rau củ, ngũ cốc nguyên cám…

Chế độ sinh hoạt không khoa học có thể dẫn đến cơ thể bị rối loạn, tăng hormone cortisol. Đây chính là nguyên nhân gây stress và mất ổn định đường huyết. Không được bỏ bữa sáng để tránh tình trạng đường trong máu giảm, dễ khiến thèm đồ ngọt. Ăn nhiều đồ ngọt khiến lượng đường trong máu tăng cao gây các biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, thường xuyên gặp stress, áp lực trong thời gian dài khiến cơ thể sản xuất ra các chất làm tăng đường huyết. Tình trạng rất nguy hiểm với những người mắc bệnh tiểu đường tip2.

Ngoài ra nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh chửa thành phần corticosteroid, prednison hoặc thuốc trầm cảm, tránh thai. Cũng có thể làm gia tăng lượng đường huyết trong máu. Vì vậy cần lắng nghe ý kiến và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Cơ thể sẽ ra sao nếu không ổn định đường huyết

Việc duy trì chỉ số đường huyết ổn định sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh cần chú ý:

Đối với trường hợp hạ đường huyết có thể gây ra biến chứng ngắn hạn và dài hạn:

  • Các biến chứng ngắn hạn: khi cơ thể bị hạ đường huyết có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: rối loạn thần kinh hoặc co giật hay ngất xỉu hoặc hôn mê;
  • Các biến chứng dài hạn: các biến chứng hay gặp nhất là – Bệnh tim, suy giảm thị lực, suy thận và tổn thương thần kinh.

Đối với trường hợp hạ đường huyết có thể gây ra biến chứng ngắn hạn và dài hạn:

  • Các biến chứng ngắn hạn như: Gây mệt mỏi, khát nước và đi tiểu thường xuyên, Ngoài ra có thể thúc đẩy tình trạng nhiễm toan keto (ketoacidosis) ở  những người mắc bệnh đái tháo đường từ đó gây nên các triệu chứng cấp tính như:  thở dốc, khô miệng hay đỏ mắt, nôn mửa hoặc cứng cơ và đau dạ dày.
  • Biến chứng dài hạn như: Bệnh tim, suy giảm thị lực, nghiêm trọng hơn là lở loét dẫn đến cắt cụt chi, hoặc suy thận và tổn thương thần kinh.
Lượng đường trong máu nếu không giữ ổn định đường huyết
Lượng đường trong máu nếu không giữ ổn định đường huyết

Cách duy trì ổn định đường huyết

Để Duy trì ổn định đường huyết nên xây dựng chế độ ăn uống kết hợp một lối sống lành mạnh cụ thể như sau:

Chế độ ăn uống. Nên ưu tiên chọn thực phẩm, đồ uống có chỉ số đường huyết thấp và trung bình (GI dưới 70). Luôn chú ý chế độ bổ sung hàm lượng chất đường bột không nên chiếm quá 65% tổng lượng calo nạp vào cơ thể. Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chứa đường, đồ ngọt, nước có gas, chất kích thích.  Có thể sử dụng sữa non Glucare vừa cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vừa giúp kiểm soát và ổn định đường huyết. Đặc biệt với thành phần là đường Insumate có trong trái khổ hoa hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm chỉ số HbA1c. Đường Isomalt tạo vị ngọt tự nhiên khi sử dụng.

Chế độ sinh hoạt. Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, và ăn thành nhiều bữa kết hợp tập thể dục đều đặn. Bổ sung 2 lít nước/ngày. Có thể tập các bài tập nhẹ khoảng 30 phút / ngày với tần suất 5 ngày / tuần. Bên cạnh đó, cần kiểm soát cân nặng, theo dõi đường huyết đều đặn. Và cần đặc biệt tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ

Hi vọng với những thông tin trên, các bạn có thể giúp bạn lựa chọn dòng sữa non tiểu đường phù hợp. Nếu có bất kì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XNK GBLIFE GLOBAL

☎️ Hotline: 19008252 – 0339922369

📩 Email: contact@gblifevn.com

🏡 Biệt thự BT5.17, Ngoại Giao Đoàn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

🌎 Website: https://gblife.vn/

GB HEALTH – App chăm sóc sức khỏe

📲 Google Play: https://play.google.com/store/apps/details…

📲 Apple Store: https://apps.apple.com/vn/app/gb-health/id6469409462

Website: https://gblife.vn/

Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng
0