4 QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TUÝP 2

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa. Người bệnh mắc đặc trưng bởi tình trạng lượng đường trong máu cao mạn tính từ 7,0mmol/L. Trong cơ thể người bình thường, lượng đường máu được điều hòa và duy trì ở mức 3,9 – 5,0mmol/L. Đây là căn bệnh rất nhiều người mắc phải. Nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác về căn bệnh này. Sau đây là một vài quan niệm sai lầm phổ biến về căn bệnh đái tháo đường mà nhiều người mắc phải.

1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ DO ĂN QUÁ NHIỀU ĐƯỜNG
Đây là một trong những quan điểm sai lầm về bệnh đái tháo đường mà hầu như ai cũng mắc phải. Ăn nhiều đồ ngọt không phải nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường có nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, lười vận động, tăng cân và béo phì có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tăng cân thường xảy ra khi một người tiêu thụ nhiều calo hơn mức họ đốt cháy. Một chế độ ăn nhiều calo không nhất thiết phải bao gồm một lượng đường đáng kể, mặc dù đường có chứa nhiều calo.
Những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nên ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và ít đường. Tuy nhiên, không cần thiết phải tránh hoàn toàn đường. Bạn có thể ăn một số loại trái cây. Trái cây có chứa đường fructose, nhưng cũng cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
8 lý do ăn quá nhiều đường có hại cho sức khỏe
Quan niệm sai lầm khi ăn nhiều đường, mập mới bị đái tháo đường
2. NGƯỜI MẬP, QUÁ CÂN MỚI BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối quan hệ giữa người bị đái tháo đường tuýp 2 với tăng cân và béo phì. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị đái tháo đường mà không bị thừa cân hay béo phì. Có đến 12.5% người lớn mắc bệnh không bị thừa cân.
Người gầy cũng có nguy cơ mắc đái tháo đường, tuy nhiên tỉ lệ sẽ thấp hơn so với những người có thể trạng thừa cân và béo phì.
3. NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG LÊN TẬP THỂ DỤC
4 bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh tiểu đường tuýp 2

Quan niệm này sai hoàn toàn. Hiện nay, biện pháp chính để điều trị đái tháo đường là dùng thuốc kết hợp chế độ ăn hợp lý và vận động thể lực. Vì vậy, đối với bệnh nhân, tập thể dục quan trọng không kém chế độ ăn và thuốc.

– Tập thể dục giúp cơ thể đốt cháy năng lượng, mỡ thừa, cải thiện tình trạng thừa cân.

– Đồng thời tập thể dục còn sử dụng lượng đường trong máu, giúp giảm đường huyết.

– Tập thể dục giúp tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh những căng thẳng và áp lực từ bệnh tật, giúp bệnh nhân yêu đời hơn.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần đề phòng các vết thương trong quá trình luyện tập. Bởi bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng, vết thương khó lành.

4. CỨ BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ CẦN TIÊM INSULIN
Giải đáp: Người tiểu đường khi nào phải tiêm thuốc?
Không phải ai mắc đái tháo đường cũng cần tiêm Insulin.

Chỉ những bệnh nhân mắc đái tháo đường Type 1 hay còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin mới bắt buộc phải tiêm Insulin. Type này chỉ chiếm 10% trong tổng số bệnh nhân.

Khoảng 90% bệnh nhân đái tháo đường thuộc Type 2 hay còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc Insulin. Kế hoạch điều trị của những bệnh nhân này như sau:

– Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân được hướng dẫn điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Có nhiều trường hợp sau một thời gian ăn uống hợp lý, đường huyết trở về bình thường và bệnh nhân không phải sử dụng thuốc.

– Nếu bệnh nhân đã điều chỉnh chế độ ăn nhưng đường huyết vẫn cao, lúc này bệnh nhân được kê đơn thuốc uống. Nếu tình trạng bệnh không đỡ, bệnh nhân sẽ được tăng liều thuốc, dùng kết hợp thêm các loại thuốc khác.

– Chỉ khi sử dụng thuốc uống không hiệu quả, bệnh nhân mới cần tiêm Insulin.

Đây là một vài quan điểm sai lầm về bệnh đái tháo đường phổ biến. Những quan điểm này có vẻ hợp lý nhưng lại sai lầm và gây hại về căn bệnh đái tháo đường mà nhiều người mắc phải hiện nay. Muốn đẩy lùi bệnh đái tháo đường, mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kiến thức căn bản về căn bệnh này.

 

Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng
0