Dấu hiệu cảnh báo xương yếu

Xương yếu là tình trạng mật độ xương bị suy giảm làm tăng nguy cơ gãy xương cũng như các bệnh lý về xương khớp. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo xương yếu sẽ giúp người bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời từ đó tránh được những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Bởi xương yếu thường phát triển từ loãng xương, chính vì thế người bệnh xương yếu thường có những triệu chứng tương tự với dấu hiệu loãng xương.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo xương yếu, bạn đọc có thể tham khảo:

Móng tay dễ gãy

Móng tay giòn vì nhiều lý do, nhưng hai tình trạng nổi bật nhất là thiếu hụt collagen và canxi. Collagen là loại protein hỗ trợ làn da, mô liên kết và bộ xương. Canxi là khoáng chất không thể thiếu đối với sức khỏe xương. Gãy móng tay với tần suất nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu mất xương.

Mỗi người nên bổ sung thực phẩm như quả mọng, rau xanh, đậu nành và cam quýt nhằm tăng hàm lượng collagen trong cơ thể. Ngoài uống sữa, canxi cũng có thể có trong các loại rau lá xanh đậm và cá mòi.

Móng tay yếu và dễ gãy có thể là dấu hiệu của tình trạng xương kém. Ảnh: Freepik

Móng tay yếu và dễ gãy có thể là dấu hiệu của xương kém.

Tụt nướu

Khi xương hàm yếu đi, nướu có thể tách ra khỏi răng. Người lớn tuổi nên khám nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe nướu. Ngay cả khi không gặp vấn đề nướu, mỗi người vẫn nên dùng chỉ nha khoa và đánh răng thường xuyên, có thể tăng cường cơ hàm bằng cách nhai kẹo cao su.

Giảm chiều cao

Vì sao chúng ta bị giảm chiều cao khi tuổi già ập đến?

iảm chiều cao có liên quan đến lão hóa xương.

Giảm chiều cao có liên quan đến lão hóa xương, cơ, khớp, là dấu hiệu của loãng xương. Ở độ tuổi 40, trung bình một người thường giảm khoảng 1 cm cứ sau 10 năm. Tình trạng này còn nhanh hơn sau tuổi 70. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân do sụn giữa các xương mòn đi theo thời gian, mất mật độ khoáng xương, gãy xương cột sống hoặc khoảng cách giữa các đốt sống.

Bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống và tăng hấp thụ vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia để làm chậm quá trình lão hóa xương.

Lực cầm nắm kém

Cảnh báo bệnh đái tháo đường thông qua lực nắm tay

Lực cầm nắm kém có khả năng thiếu canxi.

Theo nghiên cứu năm 2011 của Trường Đại học Nam Úc và Đại học Adelaide, Australia, bài kiểm tra lực nắm tay có mối liên hệ trong việc xác định mật độ khoáng xương tổng thể ở phụ nữ sau mãn kinh. Vì phụ nữ có lực nắm yếu thường thiếu sức mạnh cơ bắp và không có khả năng giữ thăng bằng.

Điểm yếu ở xương bàn tay cũng có thể báo hiệu các khu vực của bàn tay, bao gồm đầu ngón tay, đốt ngón giữa của mỗi ngón tay, khớp nối và cổ tay bị ảnh hưởng. Phái đẹp nên tăng sức cầm nắm để rèn luyện sức mạnh, bảo vệ xương.

Chuột rút, đau cơ và đau xương

Cơ thể hay đau nhức có thể do thiếu vitamin D, dễ loãng xương. Thường xuyên bị chuột rút cơ bắp là dấu hiệu thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Tình trạng chuột rút ở chân xảy ra vào ban đêm thường cho thấy nồng độ canxi, magie hoặc kali trong máu quá thấp. Nếu không sớm khắc phục, kéo dài thời gian có thể dẫn đến mất xương.

Phương pháp phòng ngừa:

Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cho cơ thể (đặc biệt là canxi, magie, protein và vitamin D) là một trong những phương pháp điều trị xương yếu hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống đủ lượng nước cần cho cơ thể mỗi ngày để giúp cho việc hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh việc cung cấp đủ dinh dưỡng mỗi ngày, người bệnh cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh. Cụ thể: Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Đối với những người xương yếu, xương bị mỏng đi và rất dễ bị gãy. Do vậy, cần chủ động phòng ngừa té ngã bằng cách hoạt động sinh hoạt cẩn thận và an toàn.

Một số biện pháp chăm sóc và giảm đau

Trong trường hợp xuất hiện các cơn đau nhức kéo dài âm ỉ và dai dẳng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:

  • Xoa bóp giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng cứng khớp, giảm đau và giảm căng cơ hiệu quả. Một lưu ý nhỏ đó là khi xoa bóp cho người bệnh xương yếu, lực xoa bóp phải thật nhẹ để tránh tình trạng tổn thương khớp.
  • Nghỉ ngơi: Khi các cơn đau nhức xương khớp xuất hiện, hãy nghỉ ngơi tại chỗ để cải thiện cơn đau.
  • Chườm ấm: Ngoài tác dụng tăng lưu thông máu, giảm đau và giảm cứng khớp hiệu quả, phương pháp này còn giúp giảm căng cơ đồng thời thư giãn xương cốt.

Khi nào chườm lạnh, chườm nóng? - VnExpress Sức khỏe

Chườm ấm giúp cải thiện các cơn đau nhức xương khớp

Có thể thấy rằng, dấu hiệu cảnh báo xương yếu tương tự với các dấu hiệu của bệnh loãng xương. Chính vì thế, ngay từ bây giờ hãy quan tâm hơn đến cơ thể để phòng ngừa và hạn chế vấn đề trên các bạn nhé.

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều axit béo omega 3, canxi, canxi nano, Vitamin D…. hỗ trợ ngăn ngừa hoặc giảm đau khớp.

+ Sữa non Goldbest Canxi Nano (trên 15 tuổi)

+ Sữa mát công nghệ Nhật Bản Tadekha Calci Nano (trên 35 tuổi)

+ Thực phẩm hỗ trợ sức khỏe Cốt Thống Thanh Bình

🔜Phù hợp cho mọi đối tượng để sử dụng lâu dài trong việc hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe xương khớp. Hãy duy trì để xương khớp dẻo dai, linh hoạt.

> Xem thêm thông tin các sản phẩm chăm sóc sức khỏe: Tại đây!

📞Hotline : 1900-8252

🏥 Địa chỉ : BT5.17 Khu Ngoại Giao Đoàn, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Mong rằng, bạn sẽ luôn tin tưởng và đồng hành cùng GBLife Global !!!

Nguồn: Tổng hợp

 

 

Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng
0