Đường có vị ngọt, là gia vị yêu thích của hầu hết dân số trên toàn cầu. Đường thường được coi là thủ phạm chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Mặc dù đúng là chế độ ăn nhiều đường góp phần làm tăng nguy cơ tiểu đường nhưng đó không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Trên thực tế vẫn còn không ít người hiểu chưa đúng về mỗi liên hệ giữa đường trong thực phẩm với bệnh tiểu đường và cho rằng người bị tiểu đường phải kiêng đường.
Người bị tiểu đường vẫn có thể ăn đường.
Nên ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ? Người bệnh tiểu đường được ăn bao nhiêu đường mỗi ngày?
Các hướng dẫn hay khuyến nghị lâm sàng về bất cứ điều gì, bao gồm cả lượng đường tiêu thụ hàng ngày đối với người bệnh tiểu đường đều chỉ mang tính tham khảo. Giới hạn đường ở mỗi người là khác nhau do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị ở mức thấp hơn để hạn chế nguy cơ bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường.
Lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống dưới 10% tổng lượng calo. Với chế độ ăn 2.000 calo/ngày thì cần giảm còn 200 calo hoặc 50 gam đường mỗi ngày (khoảng 12 thìa cà phê đường).
Đặc biệt, cha mẹ không nên cho trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi dùng đồ uống có thêm đường.
Đối tượng |
Lượng đường |
2 – 8 tuổi |
<25g đường |
Nữ giới trưởng thành |
6 muỗng cà phê hoặc 25g, tương đương với 100 calo. |
Nam giới trưởng thành |
9 muỗng cà phê hoặc 36g đường, tương đương với 150 calo. |
Người bệnh đái tháo đường |
Cần kiểm soát tốt đường huyết bằng thuốc và chế độ ăn uống.Người bệnh sử dụng đường ở mức thấp hơn người bình thường. |
Tại sao người bệnh tiểu đường cần chú ý đến lượng đường trong chế độ ăn?
Nhiều người cho rằng ăn đường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường nhưng thực ra, cơ chế phát triển bệnh tiểu đường phức tạp hơn thế rất nhiều. Thêm nữa, cơ thể cần có đường để hoạt động. Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), glucose (đường trong máu) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và não bộ. Do đó, không thể loại bỏ đường khỏi chế độ ăn.
Đường trong cơ thể một phần đến từ carbohydrate trong thực phẩm. Sau khi ăn, carb trong thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành glucose trong hệ tiêu hóa và sau đó di chuyển vào máu.
Carbohydrate đơn giản (chẳng hạn như carb trong kẹo hoặc trái cây) bị phân hủy nhanh chóng, có nghĩa là sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Carbohydrate phức tạp (như carb trong mì) phân hủy chậm hơn và do đó giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn sau bữa ăn.
Ở người không mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy sẽ phản ứng với sự gia tăng đường trong máu bằng cách giải phóng một loại hormone có tên là insulin. Hormone này có tác dụng đưa đường ra khỏi máu vào tế bào để đường được sử dụng làm năng lượng.
Tuy nhiên, ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy không còn sản xuất đủ insulin hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin để vận chuyển đường trong máu vào tế bào. Do đó, đường sẽ tích tụ trong máu, dần dần làm hỏng các mạch máu và dẫn đến nhiều biến chứng.
- Người tiêu dùng, đặc biệt người có bệnh lý tiểu đường cũng cần tập thói quen đọc bao bì nhãn hiệu sản phẩm khi chọn sử dụng. Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.
- Bên cạnh việc chú ý về lượng đường sử dụng hàng ngày, các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị bệnh nhân đái tháo đường chọn mua sữa dành cho ngươi tiểu đường: Sữa non Goldbest Diabetes, Sữa mát Tadekha Glucare. Sản phẩm có chứa các thành phần hỗ trợ ổn định đường huyết được cho là “khắc tinh” của người đang mắc bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường.