Một mái tóc đen, óng mượt khiến cho chúng ta trông trẻ trung và tràn đầy sức sống hơn. Tuy nhiên càng về già, tóc của chúng ta càng dễ chuyển sang màu trắng, lý do vì sao?
Theo các bác sĩ chuyên gia thì thành phần chính của tóc là keratin, chiếm khoảng 97%. Sợi tóc được chia làm 2 phần, thân tóc và chân tóc. Chân tóc chủ yếu là bộ phận được bao bọc bởi các nang tóc, được cấu tạo từ biểu mô và mô liên kết. Xung quanh các nang tóc này có vô cùng nhiều các mạch máu và dây thần kinh, có vai trò cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của tóc.
Màu tóc của chúng ta chủ yếu liên quan đến hàm lượng các hạt melanin trong thân tóc và các chất dinh dưỡng do chân tóc cung cấp. Nếu dinh dưỡng do chân tóc cung cấp đầy đủ thì sợi tóc của chúng ta càng đen, nếu không thì tóc sẽ bị bạc trắng.
Khi chúng ta về già, cơ thể không sản sinh ra đủ lượng melanin, tóc sẽ dần trở nên bạc màu. Tuy nhiên, trong cuộc sống có thể bạn đã thấy có những người tuổi còn trẻ nhưng tóc đã bạc. Lúc này, nguyên nhân tóc có thể do chế độ dinh dưỡng, thể chất, thói quen sinh hoạt hoặc đã mắc bệnh nào đó.
Theo các bác sĩ nếu bỗng dưng thấy tóc bạc dù còn trẻ, bạn cần cảnh giác với việc thiếu 3 loại dinh dưỡng trong cơ thể.
Khi tóc bạc, cần kiểm tra xem cơ thể có thiếu 3 chất này không
1. Thiếu vitamin B12
Thực phẩm bổ sung vitamin B12 hiệu quả: Nội tạng động vật, Thịt bò, Ngao, Cá hồi, Sữa …
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin nhóm B. Đây là loại vitamin tan trong nước và là một trong những chất quan trọng trong quá trình sửa chữa tế bào và tạo máu.
Nếu cơ thể thiếu dưỡng chất này có thể dẫn đến việc thiếu máu. Nếu máu trong cơ thể không đủ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển trong máu sẽ giảm. Điều đó khiến cho chân tóc không đủ dinh dưỡng để phát triển tóc, dẫn đến hiện tượng tóc rụng hoặc tóc bạc.
2. Thiếu đạm
Thành phần quan trọng nhất của tóc là chất sừng (keratin). Trong khi đó, bản chất của chất sừng là một loại protein. Nếu cơ thể thiếu protein, hàm lượng protein trong tóc có thể không đủ, khiến các tế bào hắc tố bị thiếu hụt. Việc giữ màu đen cho tóc là điều không thể.
3. Thiếu đồng
1 số thực phẩm chưa đồng: Gan, hàu, hạt điều, tôm…
Chất này là một trong những nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cơ thể con người. Đồng có nhiều chức năng như hỗ trợ sắt trong quá trình tạo máu, điều tiết mỡ, điều tiết đường huyết…
Nếu bạn muốn có một mái tóc đen và sáng, hàm lượng của tyrosinase phải dồi dào. Trong khi đó, thiếu đồng sẽ làm suy giảm chất này, từ đó gây ra tình trạng tóc bạc.
Ngoài 3 nguyên nhân trên, tóc bạc sớm cũng có thể gây ra bởi bệnh cường giáp, rối loạn tuyến giáp và tuyến yên, thiếu máu ác tính… Những loại bệnh này được ghi nhận là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn hormone. Lúc này quá trình sản xuất sắc tố melanin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến tóc không phát triển bình thường và gây bạc, chẻ ngọn, dễ gãy rụng…
Bên cạnh đó theo y học cổ truyền, tóc có mối quan hệ rất chặt chẽ với máu và thận của con người. Thiếu hụt sinh khí trong cơ thể sẽ làm suy yếu huyết khí và thận khí, làm cho tủy xương bị khô và chuyển tóc thành bạc trắng
Muốn tóc đen và đẹp thì hãy làm cách này
Bác sĩ cho biết, chị em muốn giữ được màu tóc đen thì hàm lượng vitamin B12, protein, đồng rất cần thiết. Vì vậy mọi người nên chăm chỉ thực hiện chế độ ăn uống như ăn nhiều trứng, nghêu, gan, thịt bò để bổ sung vitamin B12. Ăn nhiều thức ăn giàu đồng như tôm, sò điệp, gan lợn, gan gà…; Ăn nhiều thức ăn giàu đạm như trứng, sữa, thịt bò.
Ngoài ra, chúng ta nên bỏ thói quen ngồi lâu một chỗ, hình thành thói quen vận động thường xuyên như chạy bộ, đi bộ, yoga, bơi… sẽ giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể và lưu thông máu đến từng nang tóc.