Tập thể dục có thải độc do rượu bia gây ra không? Hãy cùng chuyên gia giải đáp vấn đề này.

Nhiều ý kiến cho rằng do công việc, các mối quan hệ ngoài xã hội nên trong vài trường hợp bắt buộc họ phải sử dụng rượu bia. Tất cả đều nhận thức được tác hại của rượu bia nên chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, dành nhiều thời gian cho vận động với hy vọng có thể làm giảm tác hại của rượu bia đã uống vào cơ thể.

Liệu việc rèn luyện thể chất có giúp làm giảm tác hại của rượu bia?

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Cố vấn dinh dưỡng cho thể thao Việt Nam cho biết, tăng cường tập thể dục, thể thao là phương pháp được áp dụng để cải thiện sức khỏe tổng thể và hạn chế nhiều loại bệnh lý.

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, việc tập thể dụng giúp thúc đẩy tuần hoàn, tăng cường hoạt động hệ hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, vì vậy mà quá trình thải độc tại gan cũng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Luyện tập thể dục cũng được xem là cách giảm viêm, chống lại bệnh tật. Tập thể dục cardio (là những bài tập thể dục như chạy bộ, nhảy) với cường độ trung bình, kéo dài 45-60 phút/buổi.

Hong Kong: Cuộc thi vừa chạy vừa uống bia bị chỉ trích

Đặc biệt sau uống rượu bia nếu tập thể dục đúng cách, uống nhiều nước sẽ giúp đào thải cồn nhanh hơn khỏi cơ thể, giảm nhiều tác hại từ bia rượu. Việc duy trì vận động hợp lý còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe.

Tuy nhiên, chuyên gia cũng lưu ý không nên nghĩ rằng, vì tập luyện thể dục thể thao mà thả ga uống bia rượu.

Lưu ý gì trong tập luyện thể dục thể thao?

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, hoạt động thể chất, vận động thể lực đi kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều quan trọng. Tùy theo tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của mỗi người, cần chọn lựa loại hình vận động phù hợp cùng với chế độ dinh dưỡng tương thích.

Với một số mục tiêu đặc biệt hơn như cần giảm mỡ, tăng cơ hoặc bệnh lý xương khớp, có bệnh mạn tính thì cần tham khảo ý kiến chuyên gia về loại hình tập luyện, cũng như chế độ ăn phù hợp.

Dinh dưỡng hợp lý trước khi tập đảm bảo cho người tập không bị kiệt sức, nhất là với những hoạt động thể chất trong thời gian dài, hoặc cường độ lớn và tiêu hao nhiều năng lượng.

Thực phẩm ngay trước và trong khi tập luyện phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu, không gây đầy bụng, giàu năng lượng từ carbohydrate. Bên cạnh đó, một điều rất cần lưu ý là uống đủ nước trong quá trình tập rất quan trọng, đảm bảo thành tích và sức khỏe.

Trong suốt buổi tập luyện, cơ thể tiêu hao rất nhiều năng lượng, do đó cần bổ sung, bù đắp lượng năng lượng đã mất đó, tránh để bị suy kiệt dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Bữa ăn sau buổi tập đòi hỏi phải có những dưỡng chất đặc biệt giúp người tập có thể bù đắp nhanh chóng năng lượng hao hụt, xây dựng cơ bắp.

Chuyên gia nhấn mạnh, xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh, đảm bảo các nhóm chất thiết yếu, kết hợp với vận động thường xuyên, duy trì thói quen hoạt động thể chất sẽ giúp hiệu suất tập luyện tối ưu và có cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật.

Thể thao Việt Nam chủ động các giải pháp thích ứng với tình hình mới | baotintuc.vn

Hoạt động thể chất, vận động thể lực đi kèm với chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng quan trọng.

Điều gì xảy ra nếu lạm dụng bia rượu?

  • Tác động xấu đến gan

Với cơ thể người bình thường, rượu uống vào được hấp thu rất nhanh 20 đến 30 phút qua đường tiêu hóa, 20% tại dạ dày và 80% tại ruột non. Sau khi hấp thu, rượu được phân phối nhanh vào các tổ chức và dịch của cơ thể.

Với người khỏe mạnh, uống nhiều rượu bia tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là gan. Gan có 7 chức năng chính thì trong đó chức năng chuyển hóa chất độc thành chất ít độc hơn để thải độc.

Khi rượu bia vào nhiều sẽ gây nặng gánh cho gan, dần dần gây xơ mỡ gan. Uống rượu bia lâu ngày có thể gây gan nhiễm mỡ độ 1, độ 2, độ 3, dần dần dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.

  • Tác động đến thần kinh

Rượu bia ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh, gây thoái hóa chất trắng, bao myelin, dẫn đến suy giảm trí nhớ, loạn thần, viêm dây thần kinh ngoại biên gây tê bì chân tay. Nếu dùng rượu bia với liều lượng cao sẽ gây loạn thần, nói sảng, rối loạn hành vi, gây tác động xấu đến an ninh xã hội.

  • Thoái hóa khớp

Những người uống nhiều rượu trong thời gian dài còn gây thoái hóa khớp, chỏm xương, đầu sụn và thậm chí phải thay khớp. Rất nhiều người phải thay khớp mà nguyên nhân chủ yếu là uống nhiều rượu bia.

  • Tác động hệ tiêu hoá

Rượu bia tác động đến đường tiêu hóa gây viêm dạ dày, viêm đại tràng, gây hội chứng dạ dày trào ngược, viêm tụy cấp. Nặng hơn có trường hợp ngộ độc rượu gây bệnh lý tim, mạch máu não cấp tính, gây hôn mê, nếu không được cứu chữa kịp thời sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

  • Tăng huyết áp

Một nghiên cứu cho thấy 1,1 lít bia hoặc 380ml rượu vang đỏ sẽ làm tăng huyết áp trung bình 2.4mmHg. Những người thường xuyên uống rượu sẽ có mức huyết áp cao hơn những người không uống rượu 7mmHg.

  • Khiến cơ thể tăng cân

Một ly bia 350ml sẽ bổ sung cho bạn 150 calo, các loại cocktail trái cây chứa nhiều đường. Nếu bạn uống thường xuyên, lượng calo rỗng bạn nạp vào hàng ngày sẽ khiến bạn tăng cân mà không hề nhận ra.

Khi đồ uống có cồn đi vào cơ thể, tất cả mọi cơ quan sẽ ngừng hoạt động để xử lý lượng đồ uống có cồn này. Do vậy, uống bia rượu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên quá trình chuyển hóa chất của cơ thể.

NHƯ LOAN
Giỏ hàng
  • Không có sản phẩm trong giỏ hàng
0